Kinh nghiệm chuẩn bị hành trang trước khi du học

Thứ Hai, 07/02/2022
Đăng bởi CÔNG TY TNHH SG EDUCATION VIỆT NAM

Tùy theo mỗi quốc gia du học mà sẽ có những quy định riêng cụ thể, tuy nhiên dù dụ học ở Anh, Mỹ hay Úc..thì du học sinh cần nắm rõ các kinh nghiệm chuẩn bị hành trang du học như sau:

3 kinh nghiệm chuẩn bị đồ trước khi đi du học

Thứ nhất: Mang đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Giấy tờ, hồ sơ mang theo là một trong những bằng chứng thể hiện mục đích nhập cảnh của du học sinh khi tới nước ngoài, cũng là điều tối cần thiết để các bạn làm thủ tục nhập học tại trường mình đăng ký. Vì thế, các bạn du học sinh luôn phải chuẩn bị thật cẩn thận và đầy đủ những giấy tờ trước khi lên đường. Những giấy tờ cơ bản các bạn cần mang theo bao gồm:

  • Hộ chiếu (passport) và visa nhập cảnh của nước mình theo học
  • Thư mời nhập học (Offer letter), có thể kèm theo xác nhận đóng học phí cho trường (Confirmation of Enrolment/ Letter of Admission)
  • Bằng tốt nghiệp và học bạ/bảng điểm để làm thủ tục nhập học khi tới trường. Tùy vào yêu cầu của mỗi trường mà các bạn cần mang bản gốc hoặc bản sao.
  • Photo, công chứng các loại giấy tờ tùy thân (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…); đồng thời các bạn cũng nên lưu lại thông tin về hộ chiếu, visa, khóa học,…trong điện thoại/máy tính cá nhân để phòng những trường hợp cần thiết
  • Hình thẻ 3x4 để sử dụng khi cần thiết

Kinh nghiệm là mang theo tất cả những gì liên quan tới nhân thân cá nhân và lưu lại một bản sao y hệt như vậy ở Việt Nam cho gia đình. Những giấy tờ bằng tiếng Việt nên đi dịch sang tiếng Anh và công chứng.
Thứ hai: Chuẩn bị hành lý đầy đủ, trang phục phù hợp với khí hậu nước ngoài. Mỗi du học sinh sẽ được mang theo hai hành lý ký gửi tổng cộng 46kg cùng với một va ly và một ba lô xách tay. Như vậy tổng cộng các bạn có thể mang theo tối đa là khoảng 56-60kg, một khối lượng không ít mà cũng chẳng quá nhiều. Khi chuẩn bị hành lý lên đường du học thì trong hành lý của du học sinh nên bao gồm: Trang phục (tất nhiên rồi J); tiền,  các thẻ ngân hàng và thức ăn nhanh, khô từ Việt Nam.
 

  • Đôi với quần áo: Kinh nghiệm truyền lại từ các du học sinh cho thấy quần áo lại là thứ nên ít đem theo nhất, tốt nhất bạn chỉ nên đem theo quần áo (không nhất thiết phải mua mới) cần thiết và đủ mặc cho 1-2 tháng đầu. Ở các nước thường có hai mùa hạ giá lớn mỗi năm: mùa đông và mùa hè. Lúc này giá cả các mặt hàng, đặc biệt là quần áo, giảm mạnh, bạn hoàn toàn có thể mua quần áo mới, chất lượng tốt, hợp thời trang và phù hợp với thời tiết nơi bạn theo học, đặc biệt với quần áo dành cho mùa đông.
  • Tiền mặt và thẻ ngân hàng: Một vấn đề quan trọng khác được các bậc cha mẹ và tân du học sinh hết sức quan tâm là ngoài số tiền học đã được chuyển khoản sang cho trường thì bạn nên mang theo bao nhiêu tiền để trang trải sinh hoạt phí trong những tháng đầu sống nơi xứ người? Đối với tiền mặt, nếu du học nước nào thì nên đổi sang tiền mặt nước đó, nhưng không vượt quá 5,000 USD và các loại tiền tương đương, bạn nên đổi tiền lẻ có mệnh giá nhỏ cho dễ tiêu sài (Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước), nếu hơn thì sẽ thông báo cho hải quan ( Cái này không nên vì như vậy rất phiền phức và tốn thời gian). Ngoài ra hiện nay, rất nhiều ngân hàng Thương mại ở Việt Nam có tiếp thị các loại thẻ tín dụng quốc tế để du học sinh có thể dùng ở nước ngoài như Master Card, Visa Card, Visa Electron, MasterCard Electronic … một cách đơn giản và tiết kiệm hơn được phần lớn du học sinh ở Úc lựa chọn là tài khoản tiền gửi tiết kiệm (saving account); Không mất phí mở tài khoản cũng như chuyển khoản và rút tiền từ các máy rút tiền tự động (ATM) là những hình thức ưu đãi mà các ngân hàng nước ngoài dành cho sinh viên quốc tế..
  • Các vật dụng cần thiết khi du học: Một số đồ cá nhân: máy tính, kim từ điển, laptop (nếu có sẵn thì nên mang theo, không thì để qua Mỹ mua sẽ rẻ hơn), ổ điện đa năng, mắt kính (nếu bị cận). Ngoài ra nên mang theo một số thuốc cảm, nhức đầu, tiêu chảy; Điều này rất quan trọng vì khi mới qua Mỹ hay một số nước châu Âu, chưa có bảo hiểm, chưa quen khu vực sinh sống. Nếu có bị gì thì khó xoay sở kịp, thêm nữa thuốc ở đây rất mắc, muốn mua phải có toa thuốc của bác sỹ chứ không chạy ra tiệm thuốc mua như Việt Nam được
  • Đồ ăn sẵn từ Việt Nam: Phần trọng lượng dư còn lại tùy các bạn, cần gì và có sẵn gì thì cứ mang theo, đỡ tốn tiền mua mà lại đỡ nhớ hương vị Việt Nam khi ra nước ngoài sinh sống. Nếu bạn mang theo thức ăn và vật dụng làm từ gỗ, bạn phải khai báo và làm thủ tục hải quan, để tất cả các thứ đó riêng ra 1 túi, để khi khai báo cho được nhanh, như thể bạn không phải mở vali chính ra (trừ khi gặp nhân viên hải quan quá khắt khe).Tuy nhiên, khi mang đồ ăn cần lưu ý những thứ không được mang theo: thịt động vật đi trên cạn và bay trên trời, chỉ có những thịt động vật bơi dưới nước (tôm cá mực khô) được mang theo. Đồ ăn dọc đường cũng vậy, nếu bạn mang theo xôi, cơm hay bánh mỳ thì nên giài quyết trước khi xuống sân bay Mỹ vì sẽ không được phép vào Mỹ. Nếu bạn mang theo mì gói hay hủ tiếu gói thì hãy chọn mua những sàn phẩm có bao bì hình con cua, tôm. Đừng chọn hình hay chữ quảng cáo liên quan đến thịt

Thứ 3: Chuẩn bị chỗ ở, phương tiện di chuyển từ sân bay. Hãy chắc chắn bạn có địa chỉ của nơi bạn sẽ ở cũng như số điện thoại của họ và tờ xác nhận tiền đã trả, nếu bạn đã thanh toán tiền cho chỗ ở rồi. Nếu du học sinh không có người thân bên nước ngoài, tốt nhất nên đăng ký ký túc xá, sau thời gian làm quen rồi dần dần tìm chỗ trọ rẻ hoặc ở theo kiểu homestay với người bản xứ.
Khi sử dụng phương tiện công cộng, taxi, hoặc bạn được trường đón từ sân bay, điều quan trọng là bạn có tất cả các thông tin chi tiết gồm thời gian, đường đi và, các chi tiết liên hệ với trường nếu trường sắp xếp chuyến đi cho bạn. Nếu bạn cần một cái bản đồ để trợ giúp bạn đến chỗ ở từ sân bay, các bản đồ này sẽ có sẵn tại sân bay,hoặc bạn có thể in một bản trước khi đi.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: